Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Hỏi – đáp pháp luật về phòng, chống mua bán người (Phần 2)
Lượt xem: 86

 8.   Gia đình tham gia phòng ngừa mua bán người như thế nào ?

Trả lời:

Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục và bảo vệ thành viên gia đình không trở thành nạn nhân của mua bán người. Xuất phát từ đòi hỏi công tác phòng, chống mua bán người cần sự tham gia của cả cá nhân, gia đình, cộng đồng, tại Điều 13 Luật Phòng, chống mua bán người đã quy định trách nhiệm của gia đình trong việc tham gia phòng ngừa mua bán người như sau:

- Cung cấp thông tin cho thành viên trong gia đình về thủ đoạn mua bán người và các biện pháp phòng, chống mua bán người.

- Phối hợp với nhà trường, cơ quan, tổ chức và các đoàn thể xã hội trong phòng, chống mua bán người.

- Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân là thành viên của gia đình để họ hòa nhập cuộc sống gia đình và cộng đồng.

- Động viên nạn nhân là thành viên của gia đình hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống mua bán người.

9. Luật Phòng, chống mua bán người quy định như thế nào về trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo trong công tác phòng ngừa mua bán người?

Trả lời:

Để tăng cường vai trò của nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo trong công tác phòng ngừa mua bán người, tại Điều 14 Luật Phòng, chống mua bán người quy định trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo như sau:

- Cung cấp thông tin cho thành viên trong gia đình về thủ đoạn mua bán người và các biện pháp phòng, chống mua bán người.

- Phối hợp với nhà trường, cơ quan, tổ chức và các đoàn thể xã hội trong phòng, chống mua bán người.

- Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân là thành viên của gia đình để họ hòa nhập cuộc sống gia đình và cộng đồng.

- Động viên nạn nhân là thành viên của gia đình hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống mua bán người.

10. Luật Phòng, chống mua bán người quy định về việc phòng ngừa mua bán người trong các tổ chức, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ như thế nào ?

Trả lời:

Điều 15 Luật Phòng, chống mua bán người quy định: Các tổ chức, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; cho, nhận con nuôi; giới thiệu việc làm; đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài; tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; dịch vụ văn hoá, du lịch và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ có điều kiện khác dễ bị lợi dụng để thực hiện hành vi mua bán người có trách nhiệm:

Ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động; đăng ký lao động với cơ quan quản lý lao động địa phương;

- Nắm thông tin về đối tượng được cung cấp dịch vụ và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu để phối hợp quản lý;

- Cam kết chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người;

- Phối hợp, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của tổ chức, cơ sở mình.

11. Căn cứ xác định nạn nhân của mua bán người?

Trả lời:

Theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; một người có thể được xác định là nạn nhân khi có một trong những căn cứ sau đây:

- Người đó là đối tượng bị mua bán, chuyển giao, tiếp nhận nhằm sử dụng vào mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác

- Người đó là đối tượng bị tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

12. Pháp luật có quy định gì để bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của nạn nhân?

Trả lời:

Điều 30 Luật Phòng, chống mua bán người quy định các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của nạn nhân như sau:

- Bố trí nơi tạm lánh khi nạn nhân, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe;

- Giữ bí mật về nơi cư trú, nơi làm việc, học tập của nạn nhân và người thân thích của họ;

- Các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của nạn nhân, người thân thích của họ theo quy định của pháp luật;

- Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

13. Pháp luật quy định về đối tượng hỗ trợ và chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân mua bán người như thế nào?

Trả lời:

Điều 32 Luật Phòng, chống mua bán người quy định về đối tượng và chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân mua bán người như sau:

- Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, thì tùy trường hợp sẽ được hưởng các chế độ hỗ trợ sau đây:

+ Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại: Trong trường hợp cần thiết, nạn nhân được bố trí chỗ ở tạm thời, được hỗ trợ về ăn, mặc và các vật dụng cá nhân thiết yếu khác trên cơ sở điều kiện thực tế và đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của nạn nhân. Nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú mà không có khả năng chi trả tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường thì được hỗ trợ các khoản chi phí này.

+ Hỗ trợ y tế: Trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nếu nạn nhân cần được chăm sóc y tế để phục hồi sức khỏe thì được xem xét hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh.

+ Hỗ trợ tâm lý : Nạn nhân được hỗ trợ để ổn định tâm lý trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

+ Trợ giúp pháp lý : Nạn nhân được tư vấn pháp luật để phòng ngừa bị mua bán trở lại và được trợ giúp pháp lý để làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ, đòi bồi thường thiệt hại, tham gia tố tụng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan đến vụ việc mua bán người.

+ Hỗ trợ học văn hóa, học nghề : Nạn nhân là người chưa thành niên thuộc hộ nghèo, nếu tiếp tục đi học thì được hỗ trợ tiền học phí, tiền mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập trong năm học đầu tiên. Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì được xem xét hỗ trợ học nghề.

+ Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn: Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu. Nạn nhân có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh thì được xem xét tạo điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.

- Đối với nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam, thì tuỳ trường hợp được hưởng các chế độ hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý, trợ giúp pháp lý.

- Đối với người chưa thành niên đi cùng nạn nhân, thì tuỳ trường hợp được hưởng chế độ hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý./.

                                            L.T

TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIAO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH CAO BẰNG
Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng
Địa chỉ: Đường Bế Văn Đàn - Phường Hợp Giang - Thành phố Cao Bằng - Tỉnh Cao Bằng
Email: tuphap@caobang.gov.vn - Điện Thoại: (02063) - 852 443
Chịu trách nhiệm cổng thành phần: Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Cao Bằng (hoặc http://caobang.gov.vn) khi trích dẫn thông tin từ địa chỉ này.
ipv6 ready