Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 -2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
Lượt xem: 104
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ), Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 09/6/2022 về lãnh đạo thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025; Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh ban hành 14 nghị quyết; Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành 16 quyết định, 06 kế hoạch, 04 hướng dẫn, 01 công điện và nhiều văn bản khác để chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình. Cấp tỉnh, cấp huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025. Cấp xã: 100% số xã đã thành lập Ban Quản lý xã; Ban phát triển thôn; Tổ công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định. Các sở, ngành đã ban hành văn bản hướng dẫn về thực hiện các dự án của Chương trình theo trách nhiệm được phân công lĩnh vực ngành quản lý. Ban Dân tộc tỉnh - cơ quan thường trực thực hiện Chương trình đã ban hành trên 100 văn bản các loại để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.
anh tin baiXã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số...là đối tượng của Chương trình.

Chương trình MTQG theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg là một trong ba Chương trình MTQG đang được triển khai trên địa bàn tỉnh (gồm 10 Dự án, 14 Tiểu dự án). Tổng ngân sách thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2023 là 2.347.707 triệu đồng. Đến ngày 20/7/2023, ngân sách trung ương thực hiện Chương trình đã giải ngân được 592.932 triệu đồng/2.324.824 triệu đồng, đạt 26% KH. Các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình cũng đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện nổi bật trên từng Dự án như sau:

Dự án 01 - Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: đã hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 7.826 hộ, thực hiện hỗ trợ được 1.428 téc nước cho 1.428 hộ thụ hưởng theo đúng quy định; thực hiện đầu tư 47 công trình nước sinh hoạt tập trung, trong năm 2023 tiếp tục đầu tư 81 công trình nước tập trung (trong đó: 42 công trình chuyển tiếp, 27 công trình khởi công mới, 12 công trình chuẩn bị đầu tư) theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Dự án 02 - Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, n định dân cư ở những nơi cần thiết: đầu tư 08 dự án bố trí dân cư, dự án định canh, định cư ổn định dân cư tại các huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hòa An, Quảng Hòa, Thạch An. Hiện nay, các dự án đang tiếp tục triển khai theo đúng tiến độ.

Dự án 03 - Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị: đã thẩm định hồ sơ 23 Dự án đầu tư phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhóm cộng đồng được 13 dự án (gồm: trồng cây Thạch đen, hồi, quế, mắc ca, thuốc lá; cây Gừng trâu, cây Mắc Ca, cây Gai xanh, sa nhân tím, cây khoai tây, cây nghệ, cây dong riềng, cây ớt); tổ chức được 06 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về thương mại điện tử tại huyện Thạch An và huyện Nguyên Bình

Dự án 04 - Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc: đã thực hiện đầu tư được 495 công trình cơ sở hạ tầng. Năm 2023 tiếp tục thực hiện đầu tư 558 công trình (gồm: 312 công trình chuyển tiếp, 161 công trình khởi công mới, 85 công trình chuẩn bị đầu tư).

Dự án 05 - Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo, sửa chữa 04 trường phổ thông dân tộc nội trú; 23 trường Phổ thông dân tộc bán trú, trường Phổ thông có học sinh bán trú. Trong năm 2023, tiếp tục đầu tư 02 công trình trường phổ thông dân tộc nội trú, 24 công trình trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú; mở 11 lớp xóa mù chữ cho 235 học viên.

Tổ chức 15 hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3, 4 với 1.271 đại biểu tham gia; tổ chức được 06 lớp đào tạo nghề cho 196 người; 03 lớp nâng cao năng lực cho cán bộ, tuyên truyền viên làm công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với 211 người; hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào DTTS học nghề, học ngoại ngữ để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng cho 10 người; tổ chức được 07 ngày hội việc làm với 1.750 người tham gia; 18 buổi nói chuyện chuyên đề về tư vấn định hướng nghề nghiệp với 2.605 lượt người tham dự; tổ chức được 34 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, với 2.466 đại biểu tham gia...

Dự án 06 - Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát trin du lịch: đã thực hiện đầu tư xây dựng 31 nhà văn hoá xóm. Năm 2023, tiếp tục đầu tư xây dựng 28 nhà văn hoá xóm; 14 điểm đến du lịch tiêu biểu; hỗ trợ đầu tư bảo tồn 02 làng, bản văn hoá truyền thống tiêu biểu của các DTTS; hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp 03 di tích.

anh tin baiMột trong những mục tiêu của Chương trình là “Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc”.

Tổ chức được 04 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; thành lập 48 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN; thực hiện 01 cuộc khảo sát, kiểm kê, sưu tầm tư liệu di sản văn hoá truyền thống dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh; 12 cuộc khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu di sản hát Sli Lượn trong các Lễ hội truyền thống huyện Trùng Khánh; tu bổ, nâng cấp chỉnh trang khuôn viên Di tích lịch sử Quốc gia Đền Kỳ Sầm;...

Dự án 07 - Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: Bệnh viện Y dược cổ truyền hỗ trợ 11 trạm y tế xã thực hiện thí điểm về Y học gia đình. Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng thực hiện chuyển giao kỹ thuật “Xét nghiệm đường máu mao mạch” cho 25 Trạm Y tế thuộc Trung tâm y tế các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình; thực hiện chuyển giao kỹ thuật chuyên môn cho 06 Trạm Y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An, Hà Quảng, thành phố Cao Bằng. Đào tạo hướng dẫn thí điểm về hoạt động y học gia đình cho 16 học viên là bác sĩ trạm y tế (trong đó: 02 bác sĩ trạm y tế thuộc vùng 1, 01 bác sĩ trạm y tế vùng 2 và 13 bác sĩ trạm y tế vùng 3). Tổ chức 10 cuộc nói chuyện chuyên đề về công tác dân số vùng đồng bào DTTS và một số quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia tại 10 xã biên giới của 7 huyện với 536 người tham gia; 01 lớp tập huấn về ghi chép báo cáo cho 37 cán bộ y tế huyện và tỉnh. Hỗ trợ phụ cấp cho 24 cô đỡ thôn bản đang hoạt động tại các huyện: Hoà An, Thạch An, Bảo Lâm, Hà Quảng, Bảo Lạc, Nguyên Bình. Hỗ trợ tiêm chủng ngoại trạm được 482 buổi tiêm chủng ngoại trạm cho 4.652 lượt người

Dự án 08 - Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em:

Cấp tỉnh tổ chức được 01 Hội nghị triển khai Dự án 8 cho 80 đại biểu; 37 Hội nghị tập huấn hướng dẫn thành lập Tổ truyền thông cộng đồng, Địa chỉ tin cậy cộng đồng tại các xã điểm do tỉnh phụ trách với sự tham gia của 1.961 đại biểu; 40 Hội nghị bồi dưỡng nâng cao kiến thức năng lực thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em cho 2.772 người dân tại các xóm, ra mắt được 40 tổ truyền thông cộng đồng tại huyện Trùng Khánh, Hà Quảng, Hạ Lang; tổ chức được 02 Hội nghị tập huấn, hướng dẫn thành lập và hoạt động Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi cho 300 đại biểu tham gia;...

Cấp huyện: Hội LHPN các huyện đã tổ chức được 32 Hội nghị tập huấn triển khai Dự án 8, Hướng dẫn thành lập, vận hành Tổ truyền thông cộng đồng, Địa chỉ tin cậy cộng đồng cho 3.322 đại biểu. Thành lập được 235 Tổ truyền thông cộng đồng, 16 Địa chỉ tin cậy cộng đồng. Tập huấn kỹ năng truyền thông cho các thành viên tổ truyền thông cộng đồng được 30 lớp với 1.468 đại biểu tham gia (Hòa An); 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị cấp xã với 75 người tham gia (Hà Quảng). Thành lập được 65 Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi tại 06 huyện (gồm: Trùng Khánh, Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Quảng Hòa, Hạ Lang);...

Dự án 09 - Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn: đã thực hiện đầu tư 13 công trình cơ sở hạ tầng cho dân tộc Lô Lô tại 02 huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm; hỗ trợ 371 con bò cái sinh sản cho đồng bào dân tộc Lô Lô. Phối hợp với Báo Cao Bằng,  Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh xây dựng chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS&MN; tổ chức 08 Hội thi Tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các trường Phổ thông dân tộc Nội trú trên địa bàn tỉnh; 18 cuộc nói chuyện chuyên đề về kiến thức về chính sách dân số với 2.941 người tham dự; 46 buổi ngoại khóa giáo dục truyền thông, tư vấn, nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho 3.691 học sinh các trường THCS; 11 Hội nghị tập huấn bồi dưỡng cho 657 cán bộ các cấp, 59 Hội nghị tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống với 2.626 đại biểu tham dự…

Dự án 10 - Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tố chức thực hiện Chương trình: đã tổ chức 11 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 916 người có uy tín; cấp 437.138 tờ báo các loại cho người có uy tín; phê duyệt danh sách người có uy tín trong đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2023 - 2027 được 10/10 huyện, thành phố. Tổ chức 198 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động đồng bào DTTS với 14.368 lượt người tham dự; xây dựng 10 chuyên mục, 01 chuyên trang tuyên truyền trên Báo Cao Bằng; phát sóng 10 chuyên đề phát thanh, 10 chuyên đề truyền hình trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; 19 bài viết trên Báo Trung ương…

anh tin bai

Sở Tư pháp triển khai thực hiện Nội dung số 2 thuộc Tiểu dự án 1 của dự án 10 "Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số" tại huyện Bảo Lạc.

Những kết quả đạt được đã góp phần giải quyết kịp thời những khó khăn, bức xúc của đồng bào các dân tộc; khối đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được tăng cường, củng cố; an ninh chính trị vùng đồng bào dân tộc được giữ vững; bản sắc văn hóa, các giá trị truyền thống tốt đẹp tiếp tục được bảo tồn, phát huy; lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, Nhà nước được củng cố vững chắc. Cụ thể: Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS bình quân giảm 4%/năm. Trên 50 km đường giao thông liên xã, đường từ huyện đến trung tâm xã và trên 150 km đường liên xóm được nhựa hóa/bê tông hóa mặt đường; thêm 02 trường và trên 20 trạm y tế được xây dựng kiên cố; thêm 1% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; hơn 1.600 hộ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Bảo đảm tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung học phổ thông trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo Tiếng Việt trên 90%. Tăng cường công tác y tế để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào DTTS&MN; 100% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế. Trên 80% phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ, sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế. Trên 3.000 lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS. Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; ít nhất 50 thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng được đầu tư mới; 10% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống được củng cố và thành lập mới. Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS, nhất là các DTTS tại chỗ.

 Kết quả trên đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đồng bào vùng đồng bào DTTS&MN để tiến tới mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   Đào Thị Thúy

Tin khác
1 2 
TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIAO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH CAO BẰNG
Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng
Địa chỉ: Đường Bế Văn Đàn - Phường Hợp Giang - Thành phố Cao Bằng - Tỉnh Cao Bằng
Email: tuphap@caobang.gov.vn - Điện Thoại: (02063) - 852 443
Chịu trách nhiệm cổng thành phần: Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Cao Bằng (hoặc http://caobang.gov.vn) khi trích dẫn thông tin từ địa chỉ này.
ipv6 ready