Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01/01/2023
Lượt xem: 167

Từ ngày 01/01/2023, 4 luật bắt đầu có hiệu lực thi hành gồm Luật Kinh doanh Bảo hiểm; Luật Cảnh sát Cơ động; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Điện ảnh.

        Luật Kinh doanh bảo hiểm

Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ ba, ngày 16/6/2022.

Theo đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm có những quy định sửa đổi theo hướng bãi bỏ một số bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không với hành khách; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm… để phù hợp với thực tiễn, giải quyết những vướng mắc trong thời gian qua.

Đồng thời, bổ sung các quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm bảo đảm tuân thủ pháp luật, phòng ngừa, phát hiện, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm.

          Luật Cảnh sát cơ động

 Luật Cảnh sát cơ động gồm 5 Chương 33 Điều quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của cảnh sát cơ động; điều kiện bảo đảm và chế độ, chính sách; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với cảnh sát cơ động. Theo đó, Luật quy định vị trí của cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang thuộc Công an nhân dân, với chức năng là lực lượng “nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang” bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Tại Điều 8, Luật Cảnh sát cơ động quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: chống đối, cản trở hoạt động của cảnh sát cơ động; trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cảnh sát cơ động trong thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ; giả mạo phương tiện, làm giả, mua bán, sử dụng trái phép trang phục, phù hiệu, con dấu, giấy chứng nhận công tác đặc biệt của cảnh sát cơ động; cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân…

Pháp lệnh Cảnh sát cơ động số 08/2013/PL-UBTVQH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

          Luật Cảnh sát cơ động

 Luật Cảnh sát cơ động gồm 5 Chương 33 Điều quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của cảnh sát cơ động; điều kiện bảo đảm và chế độ, chính sách; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với cảnh sát cơ động. Theo đó, Luật quy định vị trí của cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang thuộc Công an nhân dân, với chức năng là lực lượng “nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang” bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Tại Điều 8, Luật Cảnh sát cơ động quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: chống đối, cản trở hoạt động của cảnh sát cơ động; trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cảnh sát cơ động trong thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ; giả mạo phương tiện, làm giả, mua bán, sử dụng trái phép trang phục, phù hiệu, con dấu, giấy chứng nhận công tác đặc biệt của cảnh sát cơ động; cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân…

Pháp lệnh Cảnh sát cơ động số 08/2013/PL-UBTVQH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

          Luật Sở hữu Trí tuệ

Nội dung sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ tập trung vào các nhóm chính sách lớn như: Đảm bảo quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao Quyền tác giả, Quyền liên quan đến quyền tác giả; Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra từ nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước; Tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ…

            Luật Điện ảnh

Luật Điện ảnh 2022 bổ sung quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh, theo đó, có 8 hành vi bị nghiêm cấm, như: sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu chiểu, lưu trữ phim không tuân thủ quy định của Luật Điện ảnh, Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan; phổ biến phim trên không gian mạng mà không phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim theo quy định của Luật Điện ảnh… Đồng thời sửa đổi, bổ sung quy định về những nội dung bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh, trong đó bổ sung một số hành vi như: vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người chưa thành niên; vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới…

           Bên cạnh đó, từ ngày 01/01/2023 có 08 Nghị định mới với những nội dung nổi bật sẽ bắt đầu có hiệu lực gồm: Nghị định 71/2022/NĐ-CP ngày 01/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2016/NĐ- CP ngày 18/01/2022 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình; Nghị định 72/2022/NĐ-CP ngày 04/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/2/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP; Nghị định 94/2022/NĐ-CP ngày 17/11/2022 quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nghị định 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 về sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công và 04 nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của các cơ quan nhà nước

          Trong số các nghị định trên, có Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp với một số điểm mới nổi bật sau:

         Cụ thể hóa chức năng của Bộ Tư pháp đối với trợ giúp pháp lý và công tác pháp chế

Trong đó, Nghị định mới bổ sung chức năng về trợ giúp pháp lý và công tác pháp chế nhằm thể chế hóa chức năng quan trọng của Bộ Tư pháp theo quy định của luật chuyên ngành tại Luật Trợ giúp pháp lý và Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

          Bổ sung một số nhiệm vụ thống nhất với quy định tại các văn bản luật chuyên ngành

          Cụ thể, Nghị định đã cập nhật, bổ sung một số nhiệm vụ thống nhất với quy định tại các văn bản luật chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp như: tiếp cận thông tin; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; công tác pháp luật quốc tế; hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật… 

          Sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

          So với Nghị định số 96/2017/NĐ-CP, hiện nay cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp quy định tại Điều 3 Nghị định số 98/2022/NĐ-CP đã giảm 02 đơn vị, trong đó sáp nhập Vụ Thi đua - Khen thưởng vào Vụ Tổ chức cán bộ, sáp nhập Cục Công tác phía Nam vào Văn phòng Bộ. 

          Một số đơn vị thuộc Bộ được chuyển đổi mô hình theo yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong triển khai nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp, cụ thể: Chuyển đổi Cục Con nuôi thành Vụ Con nuôi; chuyển đổi Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thành Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.

    

                                                                                                                                                                                                  Lã Trang (t/h) 

 

TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIAO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH CAO BẰNG
Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng
Địa chỉ: Đường Bế Văn Đàn - Phường Hợp Giang - Thành phố Cao Bằng - Tỉnh Cao Bằng
Email: tuphap@caobang.gov.vn - Điện Thoại: (02063) - 852 443
Chịu trách nhiệm cổng thành phần: Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Cao Bằng (hoặc http://caobang.gov.vn) khi trích dẫn thông tin từ địa chỉ này.
ipv6 ready